TẠI SAO MỌI NGƯỜI PHẢI SÙNG KÍNH THẦN TÀI ?
Tại sao có người cả đời tiền bạc chảy vào cuồn cuộn, hưởng hết vinh hoa phú quý mà cũng có người lại suốt đời nghèo khó chán chường, không có duyên với giàu sang? Đối với những người ở thời cổ đại có cuộc sống quẫn bách, kiến thức hạn chế thì đây là một việc khó có thể tìm ra được lời giải đáp.
Vì thế, họ chỉ có thể quy tất cả những thứ này thuộc về sức mạnh siêu nhiên – thần linh.
So với các thần linh khác, thần tài xuất hiện muộn hơn một chút. Đó là bởi thời kỳ kinh tế tiểu nông cung tự cấp của Trung Quốc tương đối dài, sản vật phong phú lắm, dục vọng của cải của mọi người không qua mãnh liệt.
Cho đến đời Tống hoặc sớm hơn một chút, mọi người mới đưa lộc mã và tài mã vào trong phong tục của năm mới.
Người cổ đại coi trọng lộc, có được công danh, giành được quan chức thì sẽ có bổng lộc cố định, nhờ lộc mà phát tài, lộc mã đã trở thành hình thức ban Ông đầu của thần tài.
Đến thời kỳ Bắc Tống, giao lưu kinh tế dân gian phôn vinh chưa từng có, phong tục dùng thần tài làm tranh tết bắt đầu phổ biến trong các ngày lễ.
Thần tài được coi là tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ đó.
Sau khi tín ngưỡng thần tài ra đời, đã được lưu truyền một cách nhanh chóng trong xã hội. Nó không chỉ là thần tượng của người buôn bán, mà còn trở thành tín ngưỡng chung của các tầng lớp xã hội.
Cho đến nay, phong tục kính thần tài nghiễm nhiên đã trở thành một sự bảo vệ và gửi gắm tinh thần theo đuổi giàu sang của con người.
Khi đến đời nhà Minh, thần tài được cố định ở một hoặc mấy vị thần, trong đó quan trọng nhất chính là Triệu Công Minh, Phạm Lãi, Tỷ Can và Quan Công… là hình tượng quá đỗi quen thuộc với chúng ta.
NGUỒN GỐC TRUYỀN THUYẾT VỀ THẦN TÀI TRIỆU CÔNG MINH
Thần tài là tục thần của Đạo giáo. Trong dân gian lưu truyền nhiều quan điểm khác nhau, thường cho rằng được phân chia thành “Chính thần tài”, “Thiên thần tài”,
“Chuẩn thần tài”.
Dựa vào tính phổ biến của tín ngưỡng, thuộc về “Chính thần tài” là Triệu Công Minh.
Triệu Công Minh họ Triệu, tên Lãng, Huyên Lãng,| tự Công Minh, còn gọi là Triệu Công nguyên soái, Triệu Huyền Đàn.

Ông là người thôn Triệu Đại, huyện Chu Trí dưới chân núi Chung Nam. Ở đời Tần, Triệu Công Minh ẩn cư trong núi, tinh tu chí đạo, được Ngọc Đế phong làm Thần tiêu phó sứ, chỉ huy tam giới, tuần sát Cửu châu.
Vào thời nhà Hán, Trương Thiên Sư của Đạo * giáo luyện đan ở núi Thanh Thành, thu nhận Triệu Công Minh về bảo vệ đan thất, đan được luyện thành công, Trương Thiên Sư chia đan cho ông.
Sau khi ăn đan, Triệu Công Minh ngoại hình trở nên giống với Trương Thiên Sư. Vậy nên Trương Thiên Sư lệnh cho ông trấn giữ mãi mãi ở Huyền Đàn, vì thế gọi là “Huyền Đàn nguyên soái”.
Nghe nói Triệu nguyên soái có thể điều khiển sấm chớp, hô mưa gọi gió, đuổi trừ ôn dịch, cứu khổ cứu nạn, còn nắm giữ công bằng chính nghĩa, tất cả các cuộc mua bán cầu tài, chỉ cần cầu khấn ông thì không có gì không được như ý. Trong Phong thần diễn nghĩa, Khương Tử Nha phong Triệu Công Minh làm Kim Long Như ý Chính Nhất Long Hổ Huyền Đàn Chân Quân, thống lĩnh bốn vị thần tiên là: Chiêu Bảo Thiên Tôn Tiêu Thăng, Nạp Trân Thiên Tôn Tấn Bảo, Chiêu Tài Sứ Giả Đặng Cửu Công, Lợi Thị tiên quan Diêu Thiểu Tư, ty chức phụ trách tài khố bốn phương trong thiên hạ. Do đó, dân gian liền tôn ông làm thần tài.
Ngày nay hình tượng thần tài Triệu Công Minh trong cung quán Đạo giáo đa phần là mặt đen, râu rậm, đầu đội mũ sắt, cưỡi cọp đen, cầm roi bạc, nắm nguyên bảo, mặt mũi hung dữ.
Cho nên Triệu Công Minh cũng thường được coi là thần tài võ, chuyên đón may mắn, nạp phúc lộc, buôn bán lợi nhuận.
Về sau, Nhật xuân thần Thanh Đế và Nguyệt thần tài Triệu Công Minh được gọi gộp lại là “xuân phúc”. Hai vị thần Nhật, Nguyệt thường được dán trên cửa nhà vào dịp năm mới.